Đời Sống

Thế hệ 6K ở Trung Quốc và nguyên nhân đến từ chữ "Nghèo"

An Nhiên - 09/04/2021 20:00 GMT+7

Ở Trung Quốc có một thế hệ 6K: Không tiền, không nhà, không nghề nghiệp, không vị thế, không kết hôn, không sinh con. Nguyên nhân cũng chỉ xuất phát từ một chữ "Nghèo".

Một năm trước, tập đoàn tài chính lớn nhất Trung Quốc là Ant Financial Ant Financial cho biết có 500 triệu người đăng ký sử dụng các dịch vụ cho vay tín dụng. Trong đó, lượng khách trẻ trong độ tuổi từ 18 - 20 chiếm 86,6% (tức là khoảng 433 triệu người). Xét trên tổng Gen Y (những người sinh năm 1981 - 1996) và Gen Z (những người sinh năm 1997 - 2012), số người trẻ ở Trung Quốc vay tín dụng của Ant Financial chiếm tới 77%.

Tại đất nước tỷ dân, các khoản vay tín dụng được phép tính lãi suất từ 36%/năm trở xuống. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ công ty Ant Financial, chỉ có 49% khách trẻ thanh toán gói vay đúng hạn, 51% trường hợp còn lại không đủ chi trả và phải đáo hạn bằng gói vay khác.

the-he-6k-trung-quoc
Gen Z ở đất nước tỷ dân rất thành thạo trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ

Gen Z có xu hướng đua nhau mua sắm, trưng diện, chơi bời và trải nghiệm những lối sống xa hoa... Vì vậy, chưa đầy 1 năm sau khi tập đoàn tài chính lớn nhất Trung Quốc ra mắt Alipay, trung bình một gen Z ở nước này đã bội chi 516 nhân dân tệ/tháng (xấp xỉ 1,8 triệu đồng). Ngoài Ant Finaancial, nhiều dịch vụ, ứng dụng cho vay tín dụng cũng mọc lên với thủ tục đăng ký dễ dàng, nhanh gọn.

Trước khi đại dịch COVID-19 nổ ra, giới trẻ Trung Quốc đã phải sống trong cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng chi lớn bất chấp túi tiền của mình có đủ hay không. Nếu không vay tín dụng, gen Z ở đất nước này sẽ xin tiền cha mẹ. Có tới 2/3 người trẻ được nhận trợ cấp hàng tháng từ gia đình trong khoảng 3000 - 30.000 NDT (xấp xỉ 10 - 35 triệu VNĐ).

the-he-6k-trung-quoc-1
Nhiều người thích sống sang, ăn diện và đua nhau dùng hàng hiệu

Chỉ sau một năm đại dịch xuất hiện, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc đã lên tới 14% (con số này vào năm 2018 là 4%). Kinh tế của cả nước suy giảm, thu nhập bình quân cũng giảm xuống, gen Y và Z đều bị cắt trợ cấp từ gia đình.

Những người không có công việc, không có thu nhập đã kéo theo hệ hụy không nhà cửa, không địa vị và không muốn kết hôn, sinh con. Theo số liệu thống kê, cặp đôi kết hôn trong độ tuổi từ 20 - 24 vào năm 2019 chỉ chiếm 19,7% (thấp hơn năm 2005  tới 27,3%).

the-he-6k-trung-quoc-2
Số thanh niên không muốn kết hôn và sinh con ở Trung Quốc đang có xu hướng tăng

Trong năm 2020, chỉ có 8,1 triệu cặp đôi Trung Quốc đăng ký kết hôn và giảm hẳn 12% so với năm 2019. Từ hệ lụy này, năm vừa qua đất nước tỷ dân đón chào 10,03 triệu trẻ sơ sinh và thấp hơn 462.000 trẻ so với năm 2019.

Góc những câu chuyện thú vị: 1001 câu chuyện ly kỳ khi săn sale ở “xứ sở” Trung Quốc

Tin phổ biến