Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào các ngày lễ, tết, bao gồm cả 30/4 và 1/5. Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào ngày lễ sẽ phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Người lao động làm thêm giờ vào lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Vì vậy, nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm khi chưa có sự đồng ý của họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và xử phạt theo quy định:
- Vi phạm với 1 đến 10 người lao động: phạt 1.000.000 VNĐ.
- Vi phạm với 11 đến 50 người lao động: phạt tới 3.000.000 VNĐ.
- Vi phạm với 51 đến 100 người lao động: phạt tới 7.000.000 VNĐ.
- Vi phạm với 101 đến 300 người lao động: phạt tới 10.000.000 VNĐ.
- Vi phạm với 301 người lao động trở lên: phạt tới 15.000.000 VNĐ.
- Buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày: phạt tới 50.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP nêu rõ, doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 tiếng/ngày trong ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng.
Người tạm trú, tạm vắng khi trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 phải tiến hành khai báo y tế