Ngày 28/8, chính phủ Ấn Độ đã cho nổ “Toà tháp đôi” 30 tầng cao khoảng 100m ở khu vực Noida, gần thủ đô New Delhi. Sự kiện được phát trực tiếp trên các kênh truyền hình của Ấn Độ và thu hút sự quan tâm lớn của đông đảo người dân.
Các quan chức địa phương nói với báo chí rằng hơn 3.700 kg chất nổ đã được sử dụng trong công việc phá dỡ. Theo Reuters, cơ quan tư pháp Ấn Độ đã ra lệnh phá dỡ "Tòa tháp đôi" vào năm 2021 vì vi phạm nhiều quy định về tòa nhà và quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy.
Theo báo cáo của Indian Express, để thực hiện dự án phá huỷ có quy mô lớn nhất ở Ấn Độ, các nhà chức trách không chỉ sơ tán hàng nghìn người khỏi khu vực xung quanh, mà còn thiết lập vùng cấm bay, và thậm chí cả những động vật đi lạc xung quanh cũng được tập hợp để tránh bị đập phá.
Trước khi tiến hành phá huỷ, lực lượng chức năng đã tạm ngắt nguồn cung cấp khí gas và điện trong các tòa nhà liền kề. Cảnh sát yêu cầu người dân đeo khẩu trang, đồng thời để chống bụi, các bể bơi lộ thiên ở các cộng đồng xung quanh cũng được che chắn bằng các tấm nhựa.
Tòa tháp đôi này đã sụp đổ thẳng đứng trong vòng 13 giây sau khi thuốc nổ được kích nổ, tạo ra khoảng 80.000 tấn chất thải xây dựng, trong đó khoảng 50.000 tấn sẽ được chôn lấp tại chỗ và phần còn lại sẽ được vận chuyển đi.
Theo kế hoạch vào năm 2005, các nhà phát triển bất động sản có thể xây 14 tòa nhà 9 tầng trong khuôn viên dự án, nhưng đến năm 2009, các chủ đầu tư đã được chấp thuận xây dựng tòa tháp đôi một cách bất hợp pháp, và các chủ sở hữu xung quanh bắt đầu kiện cáo kéo dài. Vào tháng 8 năm 2021, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết phá bỏ Tháp Đôi Petronas.