Nghề giáo là một nghề cao quý và trong quá trình làm nghề, hẳn những người thầy luôn phải kiên trì, nỗ lực từng ngày, không bỏ cuộc thì mới có thể gắn bó với nghề cả đời. Nghề giáo viên làm cho mỗi người tự hào vì đem được con chữ truyền đạt cho nhiều thế hệ, giúp các thế hệ sau học hỏi được những kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã đúc rút vì một xã hội văn minh và tiến bộ. Làm giáo viên rất vất vả khi ngày ngày sổ sách rồi bao quát lớp cũng như phải lên lớp để dạy, thế nhưng đối với các thầy, cô giáo vừng cao, có lẽ còn gặp nhiều thử thách hơn nữa khi mỗi lần mang con chữ đến cho học sinh thì phải băng rừng, lội suối và cơ sử vật chất thiếu thốn.
Có nhiều thầy, cô giáo đã chọn gắn bó với vùng cao cả thời thanh xuân của mình, có người còn chót yêu nơi ấy mà chọn gắn bó cả đời, chấp nhận xa quê để dạy dỗ những đứa trẻ vùng cao khó khăn. Cô giáo Hoàng Thị Giang cũng vậy, đã suốt 8 năm qua cô gắn bó với điểm trường Thín Ngài, xã biến giới Sơn Vĩ, Mèo Vạc, Hà Giang. Điểm trường Thường Tín nằm cheo leo giữa những ngọn núi hùng vĩ, cách điểm trường chính 20 km, đường đi lại thì vô cùng khó khăn, chỉ có thể đi bộ. Thế nhưng cô giáo Giang đã không hề bỏ cuộc, những ngày không nhờ được phụ huynh học sinh, cô đã tự băng rừng, vượt suối đến điểm trường chính để lấy thực phẩm cho học trò.
Hành trình đưa những bữa cơm no về cho học trò là một hành trình không hề dễ dàng, đường đi đầy hiểm trở, từng gùi thực phẩm nằm im trên lưng cô theo cô về điểm trường. Cô giáo Hoàng Thị Giang cũng chia sẻ rằng: "Những ngày mưa lớn không thể qua suối, con đường mình đi bộ 3 tiếng sẽ thành 5 tiếng vì phải đi đường vòng. Trên đường đi thì sợ nhất là đá lăn từ trên núi xuống, rất là nguy hiểm." Vậy mà suốt 8 năm qua, ngày nắng ngày mưa, nắng ấm hay đông lạnh cô giáo vẫn sẵn sàng tự mình đi tới điểm trường chính lấy thức ăn.
Trèo đèo, lôi suối để lấy được thực phẩm, gánh trên vai nặng trĩu gạo, thịt, rau củ,... hơn chục cân khiến cô vất vả vô cùng. Có những đoạn phải đi qua con suối to, chỉ cần bất cẩn, sơ sẩy là có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng với cô giáo Hoàng Thị Giang, chỉ cần các em học sinh được có cơm với thịt để ăn no, ăn ngon mỗi ngày là cô lại quên hết những hiểm nguy, mệt mỏi sau mỗi lần về. Có lẽ cô giáo rất yêu thương học trò của mình, coi các em như con mình, một phần không thể thiếu của cuộc đời nên mới có can đảm tới như vậy.
Là người con dân tộc Tày, ngay từ khi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất biên cương xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang, cô đã thấu hiểu phần lớn những khó khăn, vất vả của nơi này. Mảnh đất quê hương cần có cô nên ngay sau khi tốt nghiệp sư phạm, thay vì lựa chọn cho mình 1 nơi công tác có điều kiện sống và cơ sở vật chất tốt hơn thì cô chọn trở về miền đất thiêng liêng này. Với ước muốn cho thể dạy dỗ các em học sinh, giúp các em có con chữ để tương lai tươi sáng hơn, thoát khỏi cảnh đói nghèo nên cô chẳng ngần ngại vất vả.
Vào ngày 20/10, những người phụ nữ đều được tặng những bông hoa xinh đẹp thay lời cảm ơn thì đối với cô giáo Hoàng Thi Giang, chỉ cần thấy học trò được ăn uống ngon miệng, những nụ cười trên môi các em chính là động lực khích lệ cô thêm yêu nghề, yêu trường hơn. Không chỉ có mỗi cô mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác của mình tại các khu vực khó khăn cũng đang âm thầm hy sinh vì các thế hệ sau này.