Lifestyle

8 thói quen phá hỏng giấc ngủ của bạn

Kim Oanh - 09/05/2022 15:00 GMT+7

Chất lượng giấc ngủ lại là một điều vô cùng quan trọng. Để có một giấc ngủ tốt bạn cần tránh những thói quen xấu khi ngủ sau đây.

1. Xem TV, điện thoại trước khi ngủ

Não cần được nghỉ ngơi trước khi chìm sâu vào giấc ngủ. Không xem điện thoại và đọc sách, thay vào đó hãy tắm hoặc nghe một bản nhạc thư giãn trước khi đi ngủ. 

 Bạn cần tắt điện thoại 30p trước khi đi ngủ.
Bạn cần tắt điện thoại 30p trước khi đi ngủ.

Các ánh sáng nhân tạo phát ra từ smartphone hay máy tính bảng ngăn cản bộ não sản xuất melatonin, chất hóa học giúp bạn đi vào giấc ngủ và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, bước sóng xanh do điện thoại phát ra cũng gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học và làm cho bạn khó ngủ hơn

2. Nhịp sinh học thất thường

Là đồng hồ sinh học giúp bạn kiểm soát thời gian ngủ và thức dậy mỗi ngày. Việc đảo lộn chu kỳ liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn trong nhiều ngày.

Việc ngủ sai giờ sinh học có thể khiến bạn ngủ không sâu, ngủ ít hơn hoặc thời gian ngủ kéo dài hơn. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu năng lượng, cơ bắp không được thư giãn. Không chỉ thế, nó còn khiến máu chậm lưu thông, gây ra tình trạng mệt mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu, chân tay đau nhức...

Thiết lập giờ sinh học và thực hiện một cách đều đặn, cơ thể của bạn sẽ không bị mệt mỏi khi thức giấc. 
Thiết lập giờ sinh học và thực hiện một cách đều đặn, cơ thể của bạn sẽ không bị mệt mỏi khi thức giấc. 

3. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Theo nghiên cứu chỉ ra ăn muộn và chứng trào ngược dạ dày, khó tiêu ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, ăn muộn còn dễ gây tăng cân, béo phì, thậm chí ngưng thở khi ngủ và gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn.
Nếu bạn phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn.

Nếu bạn đã từng đi ngủ với cảm giác quá no, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn ăn thức ăn nặng hoặc cay, vì cả hai đều làm tăng nguy cơ trào ngược a xít và chứng ợ nóng. 

4. Uống cafe muộn 

Sử dụng Caffein khiến nhiều người lầm tưởng giúp tinh thần tỉnh táo, cơ thể bớt mệt mỏi trong vài giờ đồng hồ nhưng đây chính là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. 

Tiêu thụ nhiều chất caffeine chính là lý do gây nên những hệ lụy xấu với hệ thần kinh, gây bất ổn về tâm lý, mất ngủ, tăng huyết áp, khiến cho nhịp tim thất thường hoặc gặp phải những rắc rối về dạ dày.
Tiêu thụ nhiều chất caffeine chính là lý do gây nên những hệ lụy xấu với hệ thần kinh, gây bất ổn về tâm lý, mất ngủ, tăng huyết áp, khiến cho nhịp tim thất thường hoặc gặp phải những rắc rối về dạ dày.

5. Bật chuông điện thoại nhiều lần

Nhiều người có thói quen bật nhiều chuông báo thức vì sợ ngủ quên, nhưng chính hành động này tạo ra sự chây lười và những giấc ngủ ngắt quãng mệt mỏi.

Chuông báo thức reo với âm lượng to lúc đang ngủ sâu, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt cảm giác tiêu cực như tim đập nhanh, giật mình, hốt hoảng. 

Đồng thời, chuỗi hành động "reo - hẹn" cứ ít phút được lặp lại đồng nghĩa với cơ thể sẽ rơi vào trạng thái "đánh thức - ngủ" liên tục. 

Trạng thái này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, tổn thương chức năng sinh học của bộ não.
Trạng thái này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, tổn thương chức năng sinh học của bộ não.

6. Chế độ ăn uống không khoa học 

Theo các nghiên cứu, hàm lượng Vitamin A, B1, D, magie, canxi và kẽm thấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và có giấc ngủ kém. Bạn cần ăn nhiều trái cây, ngủ cốc nguyên hạt, hạn chế ăn vặt, các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao để có giấc ngủ tốt hơn. 

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện giấc ngủ của bạn
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện giấc ngủ của bạn

7. Không tập thể dục

Những người tập thể dục đều đặn sẽ có giấc ngủ tốt hơn so với những người lười vận động. Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày cũng giúp bạn xây dựng đồng hồ sinh học lý tưởng. 

Việc không thường xuyên vận động sẽ khiến các mạch máu não không được cung cấp oxy đầy đủ. Nghiêm trọng hơn sẽ gây tắc mạch máu não. Khiến giấc ngủ của bạn không được sâu.
Việc không thường xuyên vận động sẽ khiến các mạch máu não không được cung cấp oxy đầy đủ. Nghiêm trọng hơn sẽ gây tắc mạch máu não. Khiến giấc ngủ của bạn không được sâu.

8. Phòng ngủ bừa bộn 

Căn phòng bừa bộn có thể tạo ra áp lực, căng thẳng không đáng có. Việc ngủ quanh đống quần áo, thiết bị điện tử ngổn ngang có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Phòng ngủ bừa bộn sẽ gây tác động tiêu cực lên cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Do đó, bạn nên dọn dẹp phòng sạch sẽ và gọn gàng để có giấc ngủ ngon hơn
Phòng ngủ bừa bộn sẽ gây tác động tiêu cực lên cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Do đó, bạn nên dọn dẹp phòng sạch sẽ và gọn gàng để có giấc ngủ ngon hơn