Đời Sống

Ảnh: Người dân Hà Nội chính thức được đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 13 năm

Theo Vietnamplus - 06/11/2021 09:11 GMT+7

Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao, ngày 6/11, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào vận hành thương mại phục vụ người dân Thủ đô

Sáng 6/11, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao cho thành phố Hà Nội dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông để khai thác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ miễn phí cho tất cả hành khách đi tàu trong 15 ngày đầu vận hành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tổ chức kiểm tra hiện trường, họp đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau cuộc họp, Hội đồng đã chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa công trình vào khai thác giai đoạn đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết trong 6 tháng đầu, giờ mở tuyến là 5h30 tới 20h. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hanoi Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

>> Tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào vận hành

Sau 6 tháng, giờ hoạt động của tàu sẽ tăng lên từ 5h30 đến 22h30. Giờ bình thường chạy 10 phút/chuyến, giờ cao điểm là 6 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại các khu vực nhà ga, hành khách có thể dễ dàng mua vé tại quầy hoặc tự mua vé tại các máy bán vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hành khách cũng sẽ được nhận các quyển sổ tay hướng dẫn sử dụng dịch vụ đi tàu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sảnh chờ khu vực nhà ga Cát Linh rộng rãi đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống quẹt thẻ đi tàu cho hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đi hoàn toàn trên cao, trên tuyến có 12 nhà ga; điểm đầu và cuối tuyến ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án có 13 đoàn tàu, dự kiến giai đoạn đầu sẽ khai thác 4-6 đoàn tàu, với thời gian 10-15 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 15 ngày đầu vận hành miễn phí, giá vé tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15 ngàn đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8 ngàn đồng với quãng ngắn nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá vé ngày 30 ngàn đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
Giá vé tháng có các mức 200 ngàn đồng/người cho hành khách phổ thông; 100 ngàn đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140 ngàn đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau khi tiếp nhận dự án, Hà Nội sẽ tổ chức đồng thời các tuyến xe buýt kết nối ngay với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cụ thể, tại vị trí 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, sẽ bố trí các tuyến xe buýt kết nối ở mức thuận tiện, để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được phê duyệt ban đầu có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, toàn bộ tuyến là tuyến trên cao, có 12 nhà ga, khoảng cách giữa các ga là 1152,3 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn tuyến xây dựng một khu depot đặt tại phía Đông Nam ga tàu Hà Đông, diện tích khoảng 26,2 ha, bao gồm 17 đơn thể và các công trình ngoài trời liên quan, thiết bị công nghệ khu depot... Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hành khách đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)