Mới đây, chính phủ Pakistan vừa thông báo trên trang mạng xã hội Twitter thông tin về cô bé Arish Famita (4 tuổi), sống tại TP.Karachi, đã vượt qua các bài kiểm tra của Microsoft và nhận được chứng chỉ chuyên gia Microsoft Certified Professional (MCP). Đây là chứng chỉ được cấp cho những người có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm của hãng phần mềm này.
Microsoft không giới hạn độ tuổi những thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi cấp chứng chỉ MCP. Cuộc thi có thời hạn 2 tiếng với nội dung các câu hỏi khá đa dạng, từ trắc nghiệm, kéo thả câu trả lời đến câu hỏi tình huống. Những vấn đề trong bài thi liên quan tới phần cứng, phần mềm và các sản phẩm của Microsoft.
Cô bé Arish Fatima đã thực hiện bài thi thông qua hình thức trực tuyến và đạt được số điểm 831, vượt xa số điểm tối thiểu cần có để đạt chứng chỉ là 700.
Cha của Arish là ông Osama cũng là một chuyên gia công nghệ và từng nhận được chứng chỉ chuyên gia MCP từ khi còn rất trẻ. Ông cho biết, trong thời gian làm việc tại nhà vì dịch bệnh thì phát hiện con gái có sự quan tâm đến máy tính và công nghệ thông tin. Do đó, ông đã giúp cô bé làm quen với máy tính, các sản phẩm của Microsoft và dạy con kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho bài kiểm tra chứng chỉ đầy phức tạp của Microsoft.
Với thành tích của mình, Arish đã phá vỡ kỷ lục và trở thành chuyên gia trẻ tuổi nhất của Microsoft khi mới hơn 4 tuổi. Osama rất tự hào về con gái và cho rằng Arish có khả năng phi thường. Chính phủ Pakistan cũng gọi cô bé là niềm tự hào của Pakistan.
Trước đó, kỷ lục này thuộc về Ayan Qureshi - cậu bé người Anh nhận chứng chỉ khi mới lên 5 tuổi. Trước Aryan, cậu bé Mahroz Yawar đã nắm giữ kỷ lục khi vừa tròn 6 tuổi. Điều đặc biệt là Mahroz Yawar có quốc tịch Pakistan trong khi cậu bé Aryan Qureshi được sinh ra trong một gia đình gốc Pakistan sống tại Anh.
Nhà đồng sáng lập Microsoft là Bill Gates rất khuyến khích những thần đồng tin học nhỏ tuổi thích nghiên cứu và tìm hiểu về công nghệ. Theo ông, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để học hỏi hay nghiên cứu một vấn đề gì đó, nhất là với công nghệ.
Tâm sự của chàng trai kiếm được 281 tỷ đồng nhờ làm phần mềm điện thoại: Nghề này có thực sự “dễ ăn”