Đời Sống

Những vụ mất tích kỳ bí nhất thế giới, cảnh sát cũng "bó tay" không thể giải quyết

Quỳnh Trang - 08/03/2021 21:50 GMT+7

Nguyên nhân gây ra hầu hết những vụ mất tích là do các hành vi phạm pháp, hoặc đôi khi người ta muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi khác. Tuy nhiên, có một số trường hợp kỳ lạ là nạn nhân biến mất mà không hề được tìm thấy cho đến tận ngày nay.

Câu chuyện về David Lang

David Lang sống trong một trang trại ở Tennessee cùng với vợ và hai con. Vào một ngày của tháng 9 năm 1880, hai đứa con của anh đang chơi ở sân trước trong khi David và vợ ra khỏi nhà để đón một người bạn. Khi đi ngang qua đồng cỏ để gặp bạn của mình, David đột nhiên biến mất.

Vụ mất tích xảy ra ngay trước mắt các thành viên trong gia đình David. Ban đầu, mọi người nghĩ rằng anh ấy đã rơi xuống một hố sụt, họ đã chạy ngay đến đó nhưng không tìm được gì.

Disappearance-of-David-Lang
David Lang biến mất một cách bí ẩn

Họ tiếp tục tìm kiếm David suốt nhiều tuần sau đó nhưng không có kết quả. Vài tháng sau khi vụ việc xảy ra, các con của anh nhận thấy cỏ ở vị trí David biến mất đều đã bị héo và chết. Nhưng mọi người cũng không còn nghe tin gì về David nữa.

Vụ mất tích tại đường hầm Lincoln

Năm 1975, Jackson Wright và vợ Martha đang lái xe từ New Jersey đến New York. Ngay sau khi đi qua Đường hầm Lincoln, Jackson đã tấp vào lề để lau nước trên kính chắn gió.

Vợ anh cũng đi vòng ra sau chiếc xe để lau kính chắn gió phía sau. Sau vài giây, Jackson quay lại và phát hiện ra vợ mình đã biến mất. Anh ta không nghe thấy gì và hoàn toàn sốc với điều vừa xảy ra.

Họ là một cặp vợ chồng hạnh phúc và cảnh sát điều tra không phát hiện ra bằng chứng nào về hành vi phạm pháp. Martha không bao giờ trở về nhà.

Ba người giữ hải đăng

Vào tháng 12 năm 1900, ba người đàn ông đã biến mất khi đang canh gác trên ngọn hải đăng của Quần đảo Flannan ngoài khơi bờ biển Scotland. Thời điểm đó, khu vực này vô cùng hoang vắng và có địa hình đầy trắc trở.

lighthouse keepers disappearance
Ngọn hải đăng tại quần đảo Flannan

Ba người này không thể rời đi bằng đường biển vì không có con thuyền nào trên đảo. Ngọn hải đăng không hề bị mất thứ gì, thậm chí cả thiết bị sinh tồn mà họ cần để tồn tại bên ngoài cũng vẫn còn.

Mặc dù đã tổ chức tìm kiếm rộng rãi nhưng người ta vẫn không thể tìm ra ba người canh ngọn hải đăng hay thi thể của họ. Lời giải thích chính thức cho rằng một con sóng bất hảo đã ập vào ngọn hải đăng nhưng không có bằng chứng về điều đó.

Sự biến mất của cả một tiểu đoàn

Hàng triệu người đã thiệt mạng trong Thế chiến I. Giữa các vụ đánh bom, xả súng và tấn công bằng vũ khí hóa học, thật khó để tìm thấy dấu vết của những người mất tích. Tuy nhiên, để cả một tiểu đoàn biến mất không dấu vết mà không hề có kẻ thù xung quanh cho thấy một điều gì đó kỳ dị đã xảy ra.

Trong chiến dịch Gallipoli năm 1915, một đại đội của New Zealand đã theo dõi một tiểu đoàn của Trung đoàn Hoàng gia Norfolk hành quân lên một sườn đồi ở Vịnh Suvla, Thổ Nhĩ Kỳ.

Một đám mây thấp bao phủ ngọn đồi và khi người lính cuối cùng bước lên đỉnh đồi đó, đám mây rời khỏi và tiểu đoàn cũng biến mất không dấu vết. Không ai nghe thấy tiếng súng hay tiếng nổ nào.

Sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Anh yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho các tù nhân. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ bắt được bất kỳ binh sĩ nào trong ngày hôm đó.

Thủy thủ đoàn của tàu MV Joyita

MV joyita crew disappearance
Tàu MV Joyita

Năm 1955, một tàu buôn tên là MV Joyita đã rời một cảng ở Samoa, chở theo gỗ và thủy thủ đoàn gồm 25 người. Con thuyền đáng lẽ ra phải đến một quần đảo gần đó trong vòng 2 ngày nhưng nó đã không thể cập bến. Những cuộc tìm kiếm không có kết quả cho đến một tháng sau, thuyền nổi lên tại vị trí cách Samoa 500 dặm.

Nó bị ngập một phần và nghiêng một bên, cùng với sự biến mất thủy thủ đoàn. Nhật ký hàng hải của con tàu và xuồng cứu sinh cũng không còn. Lực lượng cứu hộ nhận thấy điều rất lạ là bộ đàm vẫn hoạt động nhưng không có tín hiệu cấp cứu nào được gửi đi. Mặc dù có dấu hiệu va chạm nhưng con thuyền vẫn đủ khả năng đi biển vì thân tàu không bị thủng.

Tất cả đồng hồ trên tàu đều dừng lúc 10:25 tối. Con tàu được sửa chữa và trong những năm sau đó, nó đã mắc cạn thêm ba lần nữa.

Toàn bộ ngôi làng đã biến mất

Vào tháng 11 năm 1930, một người đánh bẫy lông thú tên là Joe Labelle đã đến một ngôi làng của người Eskimo gần Hồ Anjikuni ở miền Bắc Canada. Anh ta đã đến đó vài lần và rất quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, lần này chào đón anh là cả một vùng đất hoang vắng.

eskimo-village disappearance
Ngôi làng của người dân Eskimo

Tất cả các túp lều đều trống rỗng, các kho chứa vẫn còn nguyên và không có dấu vết nào của 2.000 cư dân. Joe đã báo cho nhà chức trách và cuộc điều tra sau đó đã tiết lộ một vài bằng chứng đáng ngại.

Không có dấu chân của cư dân và không có dấu hiệu của bất kỳ cuộc tấn công nào. Thức ăn và lương thực dự trữ của người Eskimos không hề bị động đến trong khi những chú chó kéo xe của họ đã chết đói và bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày hơn 3m.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất mà cuộc điều tra đã khám phá ra là phần mộ tổ tiên của họ trống không.

Nông dân đốt rơm làm nổ kho đạn, hàng trăm người thương vong