Tối ngày 9/5, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho biết, Tổng giám đốc thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA tên N.T.P.A (nữ, sinh năm 1993, sống tại chung cư F.Home, số 16 Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu) dương tính COVID-19.
Vào khoảng 8h30 ngày 2/5, bệnh nhân cùng chồng đến cơ sở Công ty AMIDA tại 222 Phan Châu Trinh. Tại đây, cô có tiếp xúc với nhân viên của công ty.
Đến 16h cùng ngày, bệnh nhân đi cà phê ở quán Book đường Bạch Đằng, có tiếp xúc với 1 nhân viên phục vụ, sau đó về công ty.
Đến 20h tối, cô dự cuộc họp với toàn thể công ty tại 222 Phan Châu Trinh. Khi về nhà, cô bắt đầu có triệu chứng rét run.
Ngày 3/5, buổi sáng bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng sốt, đau đầu, ho nhẹ, mất vị giác, nhức mỏi người. Sau đó, bệnh nhân nhờ chồng đi mua thuốc tại tiệm thuốc tây gần nhà về uống.
Ngày 4 đến 6/5, bệnh nhân nhận được thông báo của chính quyền đã nghỉ ngơi tại nhà. Trong thời gian này, bệnh nhân chỉ tiếp xúc với chồng, con gái và người giúp việc (các trường hợp trên hiện đã được cách ly).
Đến chiều 7/5, bệnh nhân đi siêu thị Vinmart đối diện chung cư F.Home. Trong thời gian này, bệnh nhân tiếp xúc với 2 nữ nhân viên bán hàng và khoảng 4 đến 5 khách hàng cùng đi mua đồ.
Ngày 8/5, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung, tối cùng ngày có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT, COVID-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được quy định như sau: “2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…” Như vậy, nếu cá nhân không tuân thủ cách ly Covid-19 theo các quy định trên thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Phạt tù đến 12 năm nếu không tuân thủ cách ly Tại Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC nêu rõ: “Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: a) Trốn khỏi nơi cách ly; b) Không tuân thủ quy định về cách ly; c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.” Như vậy, việc không tuân thủ quy định cách ly là một trong những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, mức phạt áp dụng cho người không tuân thủ cách ly theo quy định của Điều 240 là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 - 05 năm. Tuy nhiên, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác tại Điều 240 như: - Phạt tù từ 05 - 10 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người. - Phạt tù từ 10 - 12 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên. Như vậy, người không tuân thủ quy định cách ly COVID-19 có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt tù đến 12 năm. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 240 quy định, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Theo Luật Việt Nam |
Vĩnh Phúc: Bị nhắc đeo khẩu trang, gã đàn ông đòi “đi đường quyền”: “Mày thích báo công an không?”