Ngày 23/9, theo Bailu Video đưa tin, tại Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc có một cô gái 26 tuổi tên Dudu phát hiện có một khối u ở bụng trái. Lúc đầu, Dudu chỉ nghĩ đây là một khối u bình thường nhưng khi đến bệnh viện, cô được các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng không nhạy cảm Androgen.
Hóa ra Dudu là một lưỡng giới giả nam với các đặc điểm ngoại hình là nữ, ngực phát triển, âm đạo, nhưng không có kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
Sau khi trao đổi với gia đình, bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ "tinh hoàn chưa trưởng thành" cho Dudu.
Được biết, Dudu phát hiện hội chứng này khi chuẩn bị kết hôn với bạn trai sau 3 năm hẹn hò. Điều đáng mừng là sau ca phẫu thuật, Dudu đã bình phục và xuất viện, cuộc sống của cô và bạn trai trở lại bình thường.
Vậy hội chứng vô cảm với Androgen là gì?
Theo tra cứu: "Hội chứng không nhạy cảm Androgen là tình trạng các tế bào không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần với Androgen dẫn đến sai lệch trong sự phát triển các đặc điểm sinh dục, làm suy yếu hoặc ngăn chặn sự nam hóa của cơ quan sinh dục nam ở thai nhi đang trong quá trình phát triển, từ đó gây ra sự phát triển không hoàn chỉnh của các đặc điểm sinh dục nam thứ phát ở tuổi dậy thì hoặc thay đổi kiểu hình hoàn toàn sang giới tính nữ ở một số bệnh nhân".
Ví dụ, một bệnh nhân có nhiễm sắc thể XY và lẽ ra là nam, nhưng do vô cảm Androgen khiến họ cuối cùng phát triển thành nữ. Hội chứng không nhạy cảm với Androgen, mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra trong gia đình.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tiền sử gia đình có mắc hội chứng này, cần tiến hành khám nội tiết liên quan để chẩn đoán kịp thời, đảm bảo thế hệ con ra đời khỏe mạnh.
Trước đó, theo báo cáo từ trường Yangcheng, cô Huang, 31 tuổi và đã nhầm lẫn về giới tính của mình trong 18 năm và được chẩn đoán mắc hội chứng không nhạy cảm với Androgen.
Qua tìm hiểu được biết, năm 17 tuổi cô Huang thường xuyên bị đau bụng kinh, khi đến bệnh viện để siêu âm thì không tìm thấy tử cung và buồng trứng.
Cô Huang có nhiễm sắc thể XY và lẽ ra là nam giới, nhưng do chứng vô cảm Androgen nên đã phát triển thành nữ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng lại mang đến áp lực rất lớn về tâm lý cho người bệnh và gia đình người bệnh.
Cô Huang tâm sự, bản thân đã trải qua quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục tại bệnh viện và tiến hành liệu pháp thay thế estrogen để duy trì các dấu hiệu của nữ giới. Đồng thời, cô tìm đến liệu pháp tâm lý để chấp nhận hoàn toàn nhận thức về giới tính của mình càng sớm càng tốt.
Hiện tại, sau khi điều trị cô Huang không khác gì những người phụ nữ bình thường ngoại trừ khả năng khó sinh con.