Ngày 7/3, tọa đàm trực tiếp và trực tuyến “Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh” đã được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Đại sứ quán Na Uy tổ chức.
Tọa đàm có sự tham gia của các đại biểu đến từ các bộ, ngành, đại diện chi cục dân số các tỉnh, thành.
Tại tọa đàm, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cho biết: “Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam kéo dài, không được kiểm soát, có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị...ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước”.
Nhấn mạnh về vai trò và sự tham gia của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA, chia sẻ: “Tôi mong muốn có sự tham gia nhiều hơn nữa của nam giới trong việc chấm dứt lựa chọn giới tính khi sinh. Phụ nữ thường chịu nhiều áp lực từ gia đình về việc phải sinh con trai. Sự thấu hiểu của nam giới có thể hỗ trợ cho phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Việt Nam đã thực hiện rất nhiều chương trình kiểm soát mất cân bằng giới tính trong những năm vừa qua, nhưng tỷ lệ mất cân bằng giới tính vẫn còn cao, cụ thể gần đây nhất là cao thứ ba tại châu Á”.
>> Xem thêm: Hải Phòng: Hát karaoke xuyên 9 tiếng với 2 nhân viên nữ, người đàn ông bất ngờ т.ử v.σηg
Theo công bố tại tọa đàm, dự báo đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi 15 - 49; đến năm 2059 con số này là 2,5 triệu nam giới (bằng 9,5% dân số nam) nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm.