Đời Sống

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 1400 ca sốt xuất huyết, phát hiện 38 ổ dịch mới

Quỳnh Vân - 25/10/2022 08:26 GMT+7

Chỉ trong vòng 1 tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận thêm hơn 1400 ca mắc sốt xuất huyết và phát hiện thêm 38 ổ dịch mới, người dân cần nâng cao cảnh giác

Sốt xuất huyết thường xảy ra với người bệnh ở khoảng thời gian giao mùa, khi thời tiết thay đổi khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, sức đề kháng suy giảm. Đặc biệt căn bệnh này lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng: "Thế kỉ 21 là thế kỉ phòng chống bệnh sốt xuất huyết". Vào thời khắc giao mùa ở Hà Nội ở tiết trời thu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã liên tục ghi nhận những ca mắc mới và phát hiện thêm nhiều ổ dịch. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết; hiện còn 156 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện.Theo các chuyên gia, năm 2022 là năm chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết bởi theo quan sát và đánh giá, cứ tầm 4 đến 5 năm thì miền Bắc sẽ xảy ra một vụ bùng dịch sốt xuất huyết lớn.

article
Mẩn đỏ do sốt xuất huyết gây ra

Trong tuần vừa qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 386 ca so với tuần trước đó) và có thêm 38 ổ dịch. Theo ghi nhận thì các ca mắc xuất hiện tại 30 quận, huyện, thị xã; tập trung chủ yếu tại các huyện, thị xã như Đan Phượng và Thanh Oai... Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong.  Với diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay, bệnh dịch sẽ vẫn còn kéo dài có thể đến hết năm mới có dấu hiệu hạ nhiệt.

sot-xuat-huyet-1
Muỗi vằn - Con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết

Khi mắc bệnh, vào những ngày đầu thì người bệnh vẫn có thể ở nhà để chăm sóc, người dân có thể dùng cặp nhiệt độ để theo dõi tình hình. Nếu cảm thấy đau mỏi người, có dấu hiệu sốt thì sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, tránh dùng kháng sinh trong quá trình điều trị, đặc biệt là nhóm thuốc aspirin và ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu, không được tùy ý truyền dịch hay cao phân tử vào người mà phải làm theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máuchân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện. Chính vì thế mà người bệnh cũng như người nhà cần theo dõi sát sao những biểu hiện mà bệnh nhân có để kịp thời đưa đến bệnh viện điều trị, tránh những hậu quả không đáng có.

phun-thuoc-muoi-tai-nha-200828084830
Phun thuốc diệt muỗi quanh khu vực sinh sống để hạn chế muỗi đốt

Để phòng ngừa tối đa lây nhiễm bệnh tật, người dân nên tiêm vắc xin, phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng. Không những vậy, phải ăn uống những thực phẩm đã được nấu chín, đun sôi để giảm thiểu tối đa vi khuẩn, virut đi vào cơ thể. Đặc biệt là trẻ em, phụ huynh cần lưu ý không để cho con bị muỗi đốt, hãy sử dụng tinh dầu hoặc kem có tác dụng xua đuổi muỗi để thoa cho trẻ. Không nên đến gần những khu được cho rằng đó là ổ dịch bệnh vì chỉ cần bị muỗi ở khu vực ấy đốt thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khi đi ngủ thì người dân cũng nên mắc màn để không bị muỗi đốt.