Lá Diêu Bông là gì?
Ngay đầu bài biết, chúng ta có thể khẳng định luôn lá Diêu Bông không hề có thật trên thế gian này. Đây là một chiếc lá được tác giả Hoàng Cầm tưởng tượng ra và sáng tác thành một bài thơ mang tên “Lá Diêu Bông” vào năm 1959 để nhớ về mối tình đơn phương của mình với chị hàng xóm. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và viết thành bài hát cùng tên.
Năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến cũng đã phỏng theo lời bài thơ “Lá Diêu Bông” và sáng tác nên bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” gây vang vọng một thời.
Ý nghĩa của lá Diêu Bông?
Trong sáng tác nhạc và thơ, lá Diêu Bông được tác giả dùng để nói về những câu chuyện tình yêu. Nó có thể là tình cảm thuần khiết của một chàng trai dành cho cô gái họ yêu.
Chàng trai này vì yêu mà có thê hy sinh tất cả, chấp nhận chờ đợi, mang chiếc lá Diêu Bông đó về cho cô gái với mong ước được cô gái đó chấp nhận chuyện tình cảm. Khi yêu họ có thể làm bất cứ điều gì từ biến những điều không thể thành có thể để dành cho người mình yêu.
Ngoài ra, theo ý nghĩa của bài hát, lá Diêu Bồng còn thể hiện được suy nghĩ của các cô gái muốn chối bỏ tình cảm của người con trai. Thường sử dụng chiếc lá Diêu Bông để làm khó người con trai, nếu chàng trai không bao giờ đem chiếc lá Diêu Bông về thì các cô gái sẽ không bao giờ đáp lại chuyện tình cảm.
Những câu chuyện thú vị liên quan đến lá Diêu Bông
Lá diêu bông nhắc đến địa danh Kinh Bắc
Kinh Bắc chính là địa danh được nhắc đến trong bài thơ lá Diêu Bông, là nơi mà tác giả đã sáng tác ra bài thơ này cùng với những kỉ niệm về mối tình đơn phương đặc biệt của mình đó chính là làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Nhà thơ Hoàng Hưng và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tán thành Hoàng Cầm là nhà thơ đào sâu những vỉa tầng của truyền thống văn hóa Kinh Bắc, còn Về Kinh Bắc là một thế giới giao hòa giữa ảo và thực giữa cổ xưa và hiện đại, giữa âm và dương. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói, qua “Về Kinh Bắc”, Hoàng Cầm muốn nối lại một chiếc cầu văn hóa, “Ông hiện tại hoá quá khứ và quá khứ hoá hiện tại” và “Về Kinh Bắc” chính là một tư liệu văn hóa.
Lá diêu bông bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu có thật
Năm 2022 này, tròn một thập niên nhà thơ Hoàng Cầm qua đời. Nhắc đến ông, người ta không chỉ nhớ bài thơ “Bên kia sông Đuống” bất hủ, mà còn nhớ bài thơ “Lá Diêu Bông” đầy mê hoặc.Ít ai bài rằng tác giả bài thơ lá Diêu Bông cũng chính là chàng trai trẻ năm ấy – người con trai đã dành cả tuổi trẻ để tìm chiếc lá Diêu Bông cho người con gái anh yêu. Khi đó ông chỉ là cậu bé 8 tuổi, về quê thăm ông bà ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Đúng lúc đang ở trong quán của mẹ mình ông đã gặp được một người con gái xinh đẹp 16 tuổi.
Một thứ lá của thi ca, của mộng mị được bắt đầu từ những ngày Hoàng Cầm bám theo chị Vinh ra đồng:
“Chị ấy tìm bới thứ gì đó trong những búi cây dại. Khi lên tìm ở một cái gò, chị ấy quay lại, đứng thẳng người lên, mà không phải là nhìn tôi, hai mắt ngó lơ đểnh về phía chân trời như đang ngắm một dải mây nào xa lắm.Tôi im lặng. Chị ấy lại tiếp tục đi tìm, tôi hỏi “Chị tìm gì đấy?”. Lần nầy, chị ấy đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt tôi mà nói rằng: “Chị tìm cái lá… ấy đấy!”. Đứa nào tìm được lá ấy, ta gọi là chồng!”.
Không phải tao như nhiều người vẫn nhớ và đọc mà là “ta”. Câu nói ấy của chị làm mặt tôi nóng bừng nhưng chân thì lạnh, lạnh vô cùng”.Chàng trai tin thật, liền đi tìm chiếc lá ấy, nhưng chiếc lá nào đâu có thật, làm sao mà tìm đây? Năm chàng trai 12 tuổi, chàng trai vẫn đang cố gắng tìm kiếm chiếc lá ấy tặng cô gái thì nghe tin người con gái chàng yêu đã lấy chồng. Trái tim vỡ vụn, vào năm 1959 tức vào lúc chàng trai 37 tuổi. Chàng đã sáng tác nên bài thơ lá Diêu Bông.
Lá Diêu Bông không hề có thật trên thế gian này. Nhưng nó là câu chuyện tình yêu có thật của tác giả Hoàng Cầm với người con gái hơn ông 8 tuổi. Nếu muốn hiểu hơn về mối tình này các bạn có thể mở và nghe ca khúc “Lá Diêu Bông” nhé!
>> Xem thêm: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa bỉ ngạn hiệu quả tại Việt Nam năm 2022