Đời Sống

Dân tình háo hức chờ đón "kính mắt thông minh", đeo mỗi ngày 1 tiếng giúp giảm độ cận

Hạnh Quyên - 27/01/2021 15:43 GMT+7

Chiếc “kính thông minh” được giới thiệu là đeo 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp những người bị cận thị giảm độ cận, khôi phục thị lực một cách tự nhiên mà không cần phẫu thuật.

Mẫu kính thông minh này được phát triển bởi một công ty Nhật Bản là Kubota Pharmaceutical Holdings, với lời giới thiệu là có hiệu quả cải thiện thị lực bằng cách loại bỏ nguyên nhân cận thị căn bản.

Ryo Kubota, một chuyên gia và CEO của khoa mắt - người phát triển kính thông minh, đã nghiên cứu phương pháp điều trị cận thị trong một thời gian dài.

kinh thong minh

Nguyên lý của sản phẩm là một phương thức chiếu một hình ảnh từ thấu kính của bộ phận này lên võng mạc của người đeo để điều chỉnh tật khúc xạ gây cận thị. Theo công ty, nếu đeo thiết bị từ 60 đến 90 phút mỗi ngày, bạn sẽ cải thiện được tật cận thị.

Thông qua các thử nghiệm lâm sàng sâu hơn, các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định hiệu quả mà mắt kính thông minh này mang lại sẽ kéo dài bao lâu sau khi người dùng đeo, và sẽ phải đeo thiết bị trong bao lâu để có thể xóa bỏ tật cận thị vĩnh viễn.

Ưu điểm lớn nhất của kính thông minh là bạn có thể khôi phục thị lực một cách tự nhiên mà không cần phẫu thuật.

kinh thong minh. 1

Chủ tịch Ryo Kubota cho biết, ông có kế hoạch bắt đầu bán hàng tại thị trường châu Á nửa cuối năm nay và khẳng định nó sẽ đặc biệt giúp ích cho những người châu Á bởi người dân ở khu vực này rất dễ bị cận thị.

Hiện tại, giá bán vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng Ryo Kubota cho biết giá tối thiểu là 100.000 yên (khoảng 22,3 triệu VNĐ).

Mặt khác, Kubota Pharmaceutical Holdings đang phát triển một thiết bị hiệu chỉnh cận thị kiểu kính áp tròng có hiệu quả tương tự sau kính thông minh.

Hiện tại, công ty đang xem xét có nên cung cấp sản phẩm này thông qua các đại lý bán hàng địa phương và trực tuyến hay không.

Xuất khẩu lao động sang Nhật, nữ công nhân ở Hải Dương nhận được kết quả dương tính với nCoV khi vừa đáp xuống sân bay

Tin phổ biến