Đời Sống

Con thuồng luồng là gì? Giải mã những bí mật huyền bí xung quanh con thuồng luồng

Lê Hồng - 15/07/2022 08:41 GMT+7

Con thuồng luồng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học, thi ca, hội họa,…Đây là con vật đại diện cho lực lượng tự nhiên có thể hại người, nhưng nhiều khi cũng cứu giúp người. Vậy con thuồng thuồng có ở ngoài đời thực không? Để tìm hiểu nhiều bí ẩn xung quanh con thuồng luồng thì các bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé!

Con thuồng luồng là con gì?

Thuồng luồng hay còn gọi là Giao Long là tên gọi của một loài thủy quái dạng rồng trong huyền thoại Á Đông. Theo như người xưa mô tả, thuồng luồng có sức mạnh to lớn, sống ở dưới nước. Chúng thuộc lớp bò sát, có sừng như rồng và thân hình như rắn nhưng to hơn nhiều lần rắn. Thuồng luồng còn có chân và vảy, có thể nuốt chửng bất kỳ con vật nào kể cả con người. Chính vì sự hưng dữ của thuồng luồng nên nhiều nơi ở vùng biển đã lập đền thờ cúng nó để mong sự bình an trong cuộc sống hàng ngày.

hinh-anh-con-thuong-luong-trong-truyen-thuyet
Hình ảnh con thuồng luồng trong truyền thuyết

Một số con vật gần giống như con thuồng luồng

Để các bạn có thể hình dung ra được con thuồng luồng có hình dạng, đặc điểm như thế nào thì chúng tôi sẽ đưa ra một số con vật gần giống nó. Những con gần giống với con thuồng luồng bao gồm:

Con rắn khổng lồ

Có một số câu chuyện khác dựng lên hình ảnh con rắn khổng lồ để diễn tả về thuồng luồng. Chúng to dài như con rắn khổng lồ. Đầu có mào gần giống với hình ảnh con rồng trong truyền thuyết.

hinh-anh-con-ran-khong-lo
Hình ảnh con rắn khổng lồ

Con cá sấu

Hình ảnh thuồng luồng được cho là giống con cá sấu nếu chúng có thật trong hiện tại. Ngoại hình cá sấu điển hình nhất là: mõm dài, mắt và lỗ mũi đặt trên đầu, da dày, đuôi dài, cơ thể gọn gàng và chân tay ngắn có chân có móng. Nó có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác. Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi với bộ răng sắc bén có thể nghiền nát con mồi trong chốc lát. Những đặc điểm trên của cá sấu gần như là giống với hình ảnh người ta miêu tả về con thuồng luồng.

hinh-anh-con-ca-sau-khong-lo
Hình ảnh con cá sấu khổng lồ

Con rùa mai mềm

Ngoài ra, có tài liệu mô tả thuồng luồng gần giống với con dải thuộc họ nhà rùa nhưng có mai mềm hơn. Rùa mai mềm có mai mỏng và các phần nhô lên ở mép mai. Gai trên mai chứ không phải vảy trên da. Bàn chân của rùa có màng, và chỉ có ba bóng giúp chúng dễ dàng bơi lội. Một điểm đặc biệt khác nữa là chiếc mũi thon dài. Các loài rùa mai mềm khổng lồ có kích thước cơ thể quan sát được, đạt từ 1.500 đến 2.200 mm và trọng lượng dao động từ 85 đến 220 kg. Với cơ thể to lớn và hàm răng sắc nhọn, chúng có thể săn được cả con trâu mộng.

hinh-anh-ve-rua-mai-mem
Hình ảnh về rùa mai mềm

Con thuồng luồng có thật hay không?

Con thuồng luồng, tên tiếng Anh là “Water Monster” và tiếng Hán gọi là "Giao Long", được biết đến là một con thủy quái, là một con quái vật tồn tại trong truyền thuyết, được dân gian gọi là con thuồng luồng.

Nó thường ẩn náu tại các vùng nước lớn và sâu, sẵn sàng tấn công bất cứ ngư dân hay thuyền bè nào đi vào lãnh hải của chúng. Trong các câu chuyện dân gian thì chúng thường được tôn thờ gọi là vua thủy tề hay các thế lực đại diện cho thần linh.

Từ xưa cho đến nay có còn vô vàn những câu chuyện thần thoại về loài sinh vật truyền thuyết với sức mạnh vô song kinh khủng khiếp này được lưu truyền trong dân gian. Cho đến tận ngày hôm nay thì con thuồng luồng vẫn còn là con vật tượng trưng cho loài quái vật có sức mạnh siêu nhiên trong các truyện thần thoại dân gian và trở thành linh vật được tôn thờ ở một số dân tộc.

Thuong-Luong-dau-thai-lam-Hoang-tu-nha-Ly

Tín ngưỡng thờ cúng con thuồng luồng tại một số dân tộc tại Việt Nam

Con thuồng luồng tuy là con vật không có thật nhưng trong dân gian của người Việt luôn coi nó là một con vật hung dữ, bí ẩn sống dưới nước và có thể gây hại cho con người bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, với người Thái, Tày, Nùng,… từ xa xưa lại quan niệm thuồng luồng như một vị thần nước. Muốn có được thời tiết thuận lợi, mưa thuận, gió hòa thì việc thờ cúng cẩn thận  thuồng luồng là điều cần thiết đối với họ.

hinh-anh-the-hien-tien-nguong-tho-cung-thuong-luong
Hình ảnh thể hiện tiến ngưỡng thờ cúng thuồng luồng

Tín ngưỡng thờ con thuồng luồng của dân tộc Tày, Nùng

Trong văn hóa và tín ngưỡng Tày, Nùng, hình tượng thuồng luồng cũng chiếm tần suất xuất hiện khá lớn. Khác với các tộc người khác, thuồng luồng của người Tày, Nùng không chỉ với sự hung dữ mà còn có rất nhiều tính cách khác nhau. Những quan niệm này đã hình thành nên một hình tượng đặc sắc trong văn hóa truyền thống Tày, Nùng, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử.

Người Tày, Nùng mường tượng thuồng luồng có hình dạng con rắn khổng lồ, trên đầu có chiếc mào đỏ chói và dưới cằm cũng có mào rủ như mào gà trống. Trong ngôn ngữ Tày, Nùng, thuồng luồng được gọi là “tua ngược”. Vì thường xuất hiện ở những nơi đầu nguồn sông, suối hoặc nơi có vực nước dồi dào nên nó được coi là chủ của những mạch nước ngầm. Mà từ xa xưa đến nay, nước luôn là thành phần quan trọng không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn giúp bà con trồng, chăn nuôi động thực vật thuận lợi. Chính vì lý do đó mà thuồng luồng được người Tày, Nùng tôn kính và thờ phụng nhiều hơn cả.

nguoi-tay-nung-xem-thuong-luong-la-con-vat-mang-lai-mua-thuan-gio-hoa
Người Tày, Nùng xem thuồng luồng là con vật mang lại mưa thuận gió hòa

Ở những vùng ven các con sông, suối lớn của các tỉnh Việt Bắc, tục thờ thuồng luồng khá phổ biến. Có thể kể đến những di tích quan trọng của tín ngưỡng thờ thuồng luồng là đình: Vằng Khắc, đền Kỳ Cùng (Lạng Sơn), miếu Long Vương (Cao Bằng),…

Những di tích thờ thuồng luồng còn có lễ hội đặc trưng riêng làm phong phú thêm cho hệ thống lễ hội của người Tày, Nùng. Nếu cư dân Tày, Nùng ở thung lũng có lễ hội lồng tồng thì cư dân vùng ven sông nước lại có lễ hội phài lừa – đua bè. Ở tỉnh Lạng Sơn, có 2 lễ hội đua bè nổi tiếng là lễ hội đua bè xã Quốc Việt, huyện Tràng Định và lễ hội đua bè xã Hồng Phong, huyện Bình Gia.  Ngoài ý nghĩa mô phỏng hình tượng thuồng luồng, những lễ hội trên còn mang theo ý niệm cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, nước canh tác đủ đầy để mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.

di-tich-den-ky-cung-tp-lang-son-gan-voi-su-tich-than-song-ky-cung-thuong-luong-va-quan-lon-tuan-tranh
Di tích đền Kỳ Cùng (Tp Lạng Sơn) gắn với sự tích thần sông Kỳ Cùng (thuồng luồng) và Quan lớn Tuần Tranh

Tín ngưỡng thờ con thuồng luồng của dân tộc Thái

Trong nhiều trường hợp, thuồng luồng “tô ngược” được xem là thần linh hoặc tổ tiên của các dân tộc người nói tiếng Thái tại Việt Nam. Người thái các vùng Phù Yên, Mai Sơn, Thuận Châu (Sơn La) đều tự nhận là con cháu của thuồng luồng vì nơi họ sống là nơi có ba con suối bắt nguồn từ Ao ba cửa và ai cũng rất coi trọng cái ao này. Họ cho rằng đó là nơi linh thiêng, nơi ở của các vua nước, nhờ đó mà ba cánh đồng nước lớn ở Mường Lò (Yên Bái), Mường Tấc (Phù Yên), Nong Đa (Bắc Yên).

nguoi-dan-toc-thai-chuan-bi-do-dang-len-cho-thuong-luong
Người dân tộc Thái chuẩn bị đồ dâng cho thuồng luồng

Cũng như dân tộc Tùng, Này, dân tộc người Thái cũng xem thuồng luồng là thần nước. Đối với người Thái thì họ thường làm lễ vào khi trời muốn mưa và họ chọn chỗ vực nước sâu nhất để làm lễ cúng vì cho rằng đó là nơi ở của thuồng luồng. Đàn cúng được làm bằng sàn tre bên bờ suối và mỗi nhà mang một chút lễ vật ra cùng đặt lên đàn cúng. Lễ cúng thường có gạo nếp, vải dệt, rượu nhưng không thể thiếu thịt trâu, thịt lợn sống, trứng sống. Lễ cúng được hoàn tất thì mọi người cùng nhau thả những lễ vật xuống khúc suối sâu cho thuồng luồng. Sau đó, dân bản cùng nhau kéo đến khu đất rộng gần đó cùng ăn cỗ, múa xoè, hát đối đáp, chơi các trò chơi dân gian hót vịt, hót nặm (té nước).

nguoi-dan-toc-thai-sau-khi-lam-le-cho-thuong-luong-se-choi-te-nuoc
Người dân tộc Thái sau khi làm lễ cho thuồng luồng sẽ chơi té nước

Con thuồng luồng được con người nhân hóa ra từ những câu chuyện truyền thuyền. Nó tượng trưng cho sự hung dữ nhưng bên trong đó vẫn là một con vật có lòng tốt luôn đi giúp đỡ con người. Ngày nay, có một số nơi ở Việt Nam vẫn thờ cúng con thuồng luồng với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an.

 

Tin phổ biến