Đời Sống

Cúm A có cần đi bệnh viện không? Cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả

Kim Oanh - 19/07/2022 18:10 GMT+7

Năm nay đang cho thấy số lượng người mắc cúm A tăng lên sớm hơn, thậm chí tạo thành các ổ dịch, chuỗi lây truyền.

Cúm A là gì? Xuất hiện vào mùa nào?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh trong cộng đồng

Virus cúm thường tấn công mạnh nhất lúc thời tiết giao mùa. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa đông - xuân. Tuy nhiên hiện tăng bất thường trong mùa hè, khiến nhiều người sốt, viêm phổi nhập viện.

01658225403.jpeg
Số ca cúm A thời gian này hiện tăng bất thường trong mùa hè, khiến nhiều người sốt, viêm phổi nhập viện.

Cúm A có tốc độ lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch và có khả năng để lại biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp,... thậm chí gây tử vong nếu kéo dài dai dẳng và chuyển biến nặng.

Cúm A có cần đi bệnh viện không?

Cúm cũng như các vi rút đường hô hấp khác thường sẽ tự khỏi, chủ yếu chỉ cần điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm viêm và nghỉ ngơi.

Chỉ những trường hợp nặng và những trường hợp có thể tạng đặc biệt như người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, các bệnh nhân có các bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi…thì chúng ta cần phải lưu ý khám bác sĩ và nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu. 

11658225403.jpeg
Những trường hợp nhẹ có thể điều trị ở nhà.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần thì người bệnh không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị mà cần đến bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa thăm khám để tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. 

Cách điều trị cúm A tại nhà

Cách ly tại nhà

Người bệnh nên được chăm sóc y tế và cách ly tại phòng riêng tối thiểu 7 ngày (phòng nên thông thoáng, được đóng cửa và ở cách xa khu sinh hoạt chung của gia đình).

Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa

Hạn chế người thăm hỏi, tiếp xúc khi không cần thiết. Người chăm sóc cho người bệnh cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay và các vật dụng xung quanh sau khi chăm sóc. 

21658225403.jpeg
Cách ly cúm A tại nhà

Điều trị tại nhà

Các loại thuốc kháng virus để điều trị cúm gồm: Oseltamivir (uống), Zanamivir (hít), Peramivir (tiêm)... Tùy trường hợp và mức độ của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đánh giá và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. 

Dinh dưỡng: người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước và nước hoa quả, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không uống thuốc kháng vi-rút khi không được chỉ định của thầy thuốc.

31658225403.jpeg
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ

Phòng tránh bệnh cho người trong gia đình

Tránh tiếp xúc trực diện mặt đối mặt với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.

Rửa tay ngay sau mỗi lần cởi bỏ khẩu trang, sau mỗi lần tiếp xúc , sờ chạm vào người bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh ( chăn , mền , chiếu, gối, quần áo, ly chén , muỗng đũa...)

Thường xuyên lau chùi sàn nhà, sàn phòng, phòng tắm, nhà vệ sinh, bàn ghế, tủ đầu giường, đồ chơi ...mỗi ngày bằng các hóa chất thường dùng hằng ngày.

41658225403.jpeg
Phòng tránh bệnh cho người trong gia đình

Nếu sau khoảng 7 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

>> Xem thêm: Nhận biết triệu chứng cúm A ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất

Tin phổ biến