Đồng Tháp: Tính đến phương án cuối cùng đưa bé trai 10 tuổi lên khỏi mặt đất

Đồng Tháp đã tính đến phương án cuối cùng là mở rộng miệng hố hàng chục mét để nhổ cọc lên, việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh.

Đồng Tháp: Tính đến phương án cuối cùng đưa bé trai 10 tuổi lên khỏi mặt đất

Đăng lúc:

Đồng Tháp đã tính đến phương án cuối cùng là mở rộng miệng hố hàng chục mét để nhổ cọc lên, việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh.

Liên quan đến vụ bé trai Hạo Nam (10 tuổi, quê Đồng Tháp) tử vong sau khi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m, sau 6 ngày vẫn chưa đưa thi thể nạn nhân lên để lo hậu sự. Hiện công việc cứu hộ vẫn tiếp tục được triển khai.

Chiều 6/1, công tác cứu hộ bé Hạo Nam chưa có nhiều tiến triển khi các lực lượng tại hiện trường vẫn đang phải chờ đợi có đủ thiết bị, máy móc cần thiết để thực hiện những công việc tiếp theo.

Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực thay đổi các phương án để có thể sớm đưa được trụ bê tông có thi thể bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp bên trong lên khỏi mặt đất.

Thông tin trên VNE, sáng 6/1, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, tỉnh Đồng Tháp đã tính đến phương án cuối cùng là mở rộng miệng hố hàng chục mét để nhổ cọc lên, việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh. Nguyên nhân do cọc bê tông này cắm cách kênh chừng 5 m, muốn khoét sâu xuống phải có mặt bằng rất lớn ước tính khoảng 60 m.

"Dù có khó khăn, tốn kém cỡ nào chúng tôi cũng sẽ làm tới cùng chứ không phải khó khăn rồi bỏ cuộc", ông Bửu nói và cho biết những ngày qua có rất nhiều ý kiến, giải pháp từ chuyên gia cứu hộ trong, ngoài nước đóng góp cho tỉnh với tinh thần thiện nguyện.

Trước đó, chiều 5/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đã trực tiếp đến hiện trường nơi bé Hạo Nam gặp nạn để tìm hiểu, tính toán kĩ lưỡng để đưa ra giải pháp tốt nhất để triển khai cứu hộ.

Phía đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra phương án rất khả thi nhưng do thiết bị, máy móc còn hạn chế, chưa tập hợp đủ nên chưa thể triển khai. Các chuyên gia vẫn đang phối hợp với lực lượng cứu hộ và người dân để đưa ra phương án tối ưu,phù hợp với năng lực, điều kiện của đội cứu hộ cứu nạn tại hiện trường.

Do tình hình địa lý cũng như những biến đổi ở phần đất sâu khiến cho quá trình cứu cháu bé gặp nhiều trở ngại. Lực lượng chức năng phải hội ý, thảo luận với các chuyên gia được mời đến hiện trường để thống nhất phương án tiếp theo. Đây là lý do công tác cứu hộ cứu nạn có phần chậm chễ hơn so với dự kiến ban đầu đưa ra.

Cùng chuyên mục
Kênh giải trí Saodaily.vn
Thông tin liên hệ: contact@saodaily.com
Copyright © 2024 by saodaily.com
Kênh giải trí Saodaily.vn
Thông tin liên hệ: contact@saodaily.com
Copyright © 2024 by saodaily.com